Thứ Hai, tháng 1 23, 2012

CHÚC MỪNG NĂM MỚI – NHÂM THÌN 2012


Pháo hoa tại Gò vấp – Tết Nhâm thìn
(Chụp từ nhà BuThoong vài phút trước)
Đọc thêm!
Tết đang đến 




     Tết đang đến, trời SG dễ chịu. Nắng đẹp, gió nhẹ.
     Cuối cùng thì một năm bận rộn cũng đã sắp qua. Dù những ngày sát tết có nhiều tin tức không được vui.



     Không khí tết ở ven đô




     Hội hoa thành phố

  




    Gian hàng cây nắp ấm (cây bắt mồi), thu hút nhiều khách nhí



Chợ hoa vỉa hè. Những chậu mai “còi” dành cho giới bình dân.



    
Lúa ra phố. Nhiều người chọn những khóm lúa về chơi tết.

Đọc thêm!

Thứ Hai, tháng 1 16, 2012

Một số súng ống trong chiến tranh VN (2) 

Tiểu liên Tulle

     Hình chụp lính Pháp tại Sài gòn ngày 28/3/1955. Người lính nấp sau gốc cây dùng súng tiểu liên 9 mm MAT-49 Tulle.


     Tiểu liên MAT-49 trang bị cho lính dù nên cấu tạo rất gọn: báng rút, băng đạn có thể gập về trước.


     Loại này sử dụng nhiều ở giai đoạn sau của chiến tranh đông dương (45-54)- trong quân đội Pháp cũng như quân Việt minh. Những phân đội QĐNDVN tiền trạm tiếp quản thủ đô Hà nội trang bị đồng loạt tiểu liên Tulle. 


     Chiến sĩ biệt động Hà Minh Trí ám sát hụt Ngô Đình Diệm ở Đà lạt năm 1957 dùng súng này (truyện: Những phát MAT-49 trên cao nguyên) 

     Thời kỳ đầu chống Mỹ (60-62), một lượng lớn tiểu liên Tulle được cải tiến dùng đạn tiểu liên 7,62 mm của Nga để đưa vào Miền nam. 

(Tài liệu của quân đội Sài gòn).

Tiểu liên M3

     Là tiểu liên của Mỹ, cỡ nòng 11,43 mm (.45 in). Loại này có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, được dùng nhiều trong Thế chiến 2 và chiến tranh Triều tiên. Thời kỳ chiến tranh VN cũng được sử dụng hạn chế.

    
     Người lính bên phải hình mang súng M3 (Sài gòn 10/5/1968)
    
     Tiểu liên M3 cải tiến là M3A1 có cấu tạo đơn giản hơn nữa (bỏ tay quay lên đạn). Có loại M3 lắp ống giảm thanh.


     Tiểu liên M3 có thể gắn một thiết bị đặc biệt ở đầu nòng, là cái máng cong. Nhờ nó mà có thể dùng súng bắn vòng qua góc khuất. Sáng kiến này được đánh giá là khá ngộ nghĩnh, tuy thế cũng có một vài kiểu súng khác học theo.


Tiểu liên Thompson

    Tiểu liên Thompson 11,43 mm của Mỹ có lịch sử ly kỳ và có nhiều phiên bản khác nhau (có thể coi trên Net). Trong chiến tranh VN nó được sử dụng nhiều ở thời kỳ chống Pháp và thời kỳ đầu chống Mỹ. Cả hai phía đều dùng.


     Trên ảnh là một lính biệt kích người Việt mang súng Thompson đời đầu M1928 với hộp đạn hình trống.


    Ảnh này là chiến sỹ du kích Miền nam mang súng Thompson cải tiến M1A1 (ngày 30/10/1964).

   Tiểu liên Thompson là loại súng khá phức tạp, thuộc loại "công nghệ cao" thời đó. Tuy nhiên, từ những năm 46-47, quân giới Nam bộ - cụ thể là Chi đội 7 Bình xuyên - đã chế tạo được một số khẩu kiểu này khá chất lượng. 


     Trên ảnh là cảnh trưng bày một số vũ khí tự chế của các anh Hai Nam bộ. Khẩu đầu tiên và thứ bảy từ trái sang, là súng Thompson hàng nhái. 
Đọc thêm!

Chủ Nhật, tháng 1 15, 2012

CÔ BÉ TAI THỎ
     Bé Hà đã được nghỉ tết. Hôm nghỉ đầu tiên không làm gì, mà bỏ cả buổi cặm cụi vẽ bức tranh cô bé có đôi tai thỏ ngồi mơ mộng trước ngôi nhà cổ tích. Vẽ xong hỏi bố đặt tên tranh là gì? Bố bảo, thì đặt là "Mùa xuân" hay "Mơ ước ngày xuân" gì đó.

     Nói vậy chứ bố nghĩ, nó phải có một cái tên khác là: Khổ thân các bé.

     Bố nghĩ thế vì thấy thương cho bé Hà, vừa qua một học kỳ căng thẳng, học kỳ đầu của lớp 10.

     Mới vào cấp ba, cái gì cũng mới lạ. Bé biết thế nên chịu khó, hôm nào cũng thức khuya, đền nỗi mẹ phải càm ràm dọa không cho đi học. Hình như lúc nào bé cũng lơ ngơ như bị bài vở ám ảnh.

      Các môn chính không nói làm gì, thấy bé đánh vật với mớ kiến thức sáo mòn, số liệu khô khan, vô bổ của mấy môn xã hội, GDCD, CN…bố vừa xót vừa tức, có lúc bảo bé: thôi bỏ đi, con cứ học như vẹt thế hỏng hết cả đầu.

       Nhưng bé vẫn cố, được học sinh giỏi, xếp đầu lớp.

      Bố mẹ yên lòng. Bé cũng vui lắm, tự cho mình mơ mộng một tý. Bố biết lúc vẽ tranh này là bé đang hồn nhiên như cô bé tai thỏ.

       Những lúc như thế không nhiều, nên bố mới thương bé. Bố thấy thương cả các bạn của bé, cả các thầy các cô, thương cho cả cái nền giáo dục trì trệ của xứ mình.
 
Đọc thêm!

Thứ Tư, tháng 1 11, 2012

Một số súng ống trong chiến tranh VN

    Tết nhất đến nơi, công việc đã bận, tranh thủ xem chút tin tức thì càng thêm bực mình, rặt những chuyện gì đâu. Cháy xe như, tăng giá như… nhất là chuyện các quan chức lãnh đạo, lúc nào cũng như trên mây, ấm ấm ớ ớ, phát ra câu nào là thiên hạ được dịp đàm tiếu ầm cả lên. Với một dàn các quan anh, quan chị kém cỏi, lại không biết sĩ diện như thế, thì dân chúng Đại việt còn phải ngửa mặt lên trời mà kêu khổ dài dài. Mà cứ thế rồi ắt sinh sự. Ví như vụ dân bắn lại chính quyền ở Phòng. Chuyện này báo chí bắt đầu bới ra, không biết có đi đến đâu không, thử chờ xem sao.

Cơ mà thôi, trong cái đất trời xìu xìu này, không thèm bàn chính sự, biên ra mấy chuyện súng ống đùng đoàng, cho nó máu lên tý.



“Hàng hiếm” nhặt từ Corbis

     Nói về súng ống, thì xứ Đại việt ta thuộc hàng phong phú nhất thế giới. Mấy chục năm binh đao liên miên, đánh nhau với những tay sừng sỏ hàng đầu. Theo chân các đạo quân, vũ khí đủ loại từ tứ xứ đổ về. Mới sơ sơ lướt qua kho ảnh Corbis đã nhặt ra được mấy em thuộc loại “hàng hiếm” của bảo tàng. 

    Trên ảnh, ngày 10/10/67, lính sư đoàn 21 đang bắn vào một chiếc xuồng ở vùng kênh rạch Nam bộ. Tay lính này dùng súng tiểu liên 9mm Owen. 

    Tiểu liên Owen vốn là biểu tượng của lính Australia trong thế chiến 2. Khi tới VN, đội quân chuột túi cũng mang theo nhiều súng này. Ảnh này rõ hơn. 

     Điểm dễ nhận của tiểu liên Owen là hộp tiếp đạn ngược lên trên. 

    Còn ảnh dưới là cố vấn Mỹ đang huấn luyện lính Thượng năm 1965. Đám lính này cầm súng tiểu liên 9mm Madsen, loại súng phổ biến của Đan mạch. Không biết loại súng đặc trưng của xứ sở cổ tích vào VN theo đường nào.



   Ảnh dưới (chụp ngày 12/10/67) là súng XM 177E2 của lính sư đoàn kỵ binh số 1 Mỹ. 


     Đây là phiên bản thử nghiệm của súng CAR-15 được trang bị chính thức sau này. Loại súng này dịp đại lễ nghìn năm Thăng long xuất hiện trong đoàn duyệt binh của QĐNDVN làm dư luận xôn xao. 


    Nhiều người cho rằng đó là súng nhập khẩu. Nhưng sau chiến tranh em nó còn khá nhiều, tân trang lại vẫn xài tốt, cần gì mua mới cho tốn “xiền”. 

(còn tiếp)
Đọc thêm!

Chủ Nhật, tháng 1 08, 2012

XE TĂNG SHERIDAN M551
     Hình này chụp tốp lính Mỹ trên chiếc xe tăng hạng nhẹ M551 "Sheridan" tại Khe sanh ngày 1-3-1971.


     Đây là loại xe tăng tân tiến thời đó, chỉ trang bị trong quân Mỹ, không chuyển giao cho quân đội Sài gòn, nên bây giờ không còn sót lại chiếc nào để trưng bày trong các bảo tàng. 

     Đặc điểm của loại tăng này là vỏ giáp bằng hợp kim nhôm, do đó khối lượng nhẹ, chỉ khoảng 17 tấn, thuận tiện cho cơ động và vận chuyển, thả dù từ máy bay vận tải.


     Pháo trên tăng có cỡ nòng lớn, tới 152 mm, do đó ngoài đạn thông thường, có thể phóng tên lửa chống tăng có điều khiển MGM-51C Shillela qua nòng pháo. 

     Xe có thể bơi nước nhờ khung vải bạt quây quanh xe.


     Tuy có thiết kế độc đáo và rất được kỳ vọng, nhưng tại chiến trường Việt nam - nơi thử nghiệm đầu tiên - Xe tăng Sheridan đã bộc lộ những nhược điểm lớn, khiến cho nó không được đánh giá cao và nhanh chóng bị loại khỏi trang bị.

     Hệ thống pháo tăng quá phức tạp nên tốc độ bắn chậm, tên lửa cũng không phát huy được tác dụng ở địa hình rừng núi. Trên thực tế, hỏa lực của xe chủ yếu nhờ vào khẩu trọng liên 12,7 mm trên tháp. Do đó đạn trọng liên mang theo được chất đầy quanh xe.


      Hệ thống vận hành của xe cũng có vấn đề, dẫn tới việc chúng thường phải vật lộn với những con đường lầy lội. Khả năng bơi nước cũng rất hạn chế.


     Lớp vỏ nhôm không bảo đảm chống được mìn và đạn súng chống tăng của quân giải phóng. Trong quá trình sử dụng, quân Mỹ đã phải nghiên cứu lắp thêm tấm giáp phía trước và lá chắn cho khẩu súng trên tháp. Tuy nhiên đôi khi cũng phải dùng lưới B40 thô sơ. 



     Có vẻ như, ở Việt nam, tăng Sheridan đã tỏ ra không bằng đối thủ của mình là xe tăng hạng nhẹ PT-76 của Quân giải phóng.

      Sau chiến tranh Việt nam, tăng Sheridan chỉ còn được sử dụng rất hạn chế. 
Đọc thêm!

Thứ Hai, tháng 1 02, 2012

Bom 7 tấn 
     Em bé khóc vì mất người thân trong khi chạy khỏi vùng chiến sự Long khánh đầu tháng 4/1975.


    Long khánh, Xuân lộc hồi đó là mặt trận ác liệt trên đường tiến vào Sài gòn của quân giải phóng.
     Nhiều trận đánh đẫm máu đã diễn ra. Đặc biệt tại đây, quân đội Sài gòn đã sử dụng loại bom khủng khiếp nhất trong chiến tranh Việt nam - bom 7 tấn Daisy Custter BLU-82.
    Đây là loại bom phát quang. Dùng dọn bãi đáp cho trực thăng ở các vùng rừng rậm. Bom nặng 15000 pound (6800 kg), được thả từ máy bay vận tải C-130 Hercules. Sau khi thả, bom được hãm bớt bằng dù và được kích nổ cách mặt đất khoảng một mét. Khi nổ nó có thể dọn quang một bãi trống đường kính hơn ba chục mét giữa vùng rừng rậm, đủ chỗ đáp cho 2-3 trực thăng. Bom được sử dụng trong các cuộc tiến công của quân đội Sài gòn sang Cam-pu-chia (1970) và Lào (1971).


     Nấm khói khi bom nổ. Cũng vì nấm khói này mà có lúc người ta nghi ngờ quân Mỹ từng sử dụng vũ hạt nhân chiến thuật tại VN


Bãi phát quang do bom tạo thành.

     Tại Long khánh, Xuân lộc, bom BLU-82 được sử dụng để ném xuống trận địa của quân giải phóng. Gây sát thương trong khoảng cách hàng trăm mét và tạo chấn động lớn.
    Những thông tin chi tiết xung quanh các vụ ném bom BLU ở Xuân lộc hiện nay vẫn còn chưa thống nhất và chưa được công bố chính thức. Nhưng chắc chắn là ảnh hưởng của nó khi đó là khá lớn. Còn nhớ, hồi đó BT bé tý, ở tận Hà nội mà còn nghe tin đồn râm ran.
    Sau chiến tranh vẫn còn một số bom BLU-82 sót lại. Hiện một trái bày tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP.HCM, một trái trước có bày ở bảo tàng Lịch sử quân sự - Hà nội. Ai nom thấy cũng khiếp.

Một số ảnh sưu tầm trên net.


Lính Mỹ chuẩn bị bom ở Cam ranh


Thả bom từ máy bay C-130


Bom thu được sau giải phóng
Đọc thêm!

Chủ Nhật, tháng 1 01, 2012

VŨ KHÍ THÔ SƠ CỦA QUÂN ĐỘI MỸ 
    Từ thông tin trên một số blog, BT vào kho ảnh của Corbis (corbisimages.com) xem được rất nhiều tư liệu về Việt nam mấy chục năm qua. Những búc ảnh đa dạng, rõ ràng và đặc biệt là có chú thích chi tiết, giúp tái hiện sinh động những khoảng khắc lịch sử từ nhiều góc nhìn khác nhau, khiến người xem không thể không ấn tượng. Nhất là những bức ảnh thời chiến tranh.

    Trong thời kỳ chiến tranh Việt nam. Quân đội Mỹ đã tổ chức một lực lượng đặc biệt chuyên tác chiến trên vùng sông rạch Nam bộ. Lực lượng này được trang bị những tuần giang đỉnh (river patrol boat) hiện đại, hỏa lực mạnh, tốc độ cao.

      Tàu đệm khí

      Tàu phun lửa

    Nhưng để đối phó với cuộc chiến tranh du kích rộng khắp, họ cũng không từ chối sử dụng những loại vũ khí thô sơ từ thời trung cổ.

    Trên ảnh này (chụp ngày 8/11/1967), một lính Mỹ trên tàu đang dùng cung tên để bắn mồi lửa nhằm đốt cháy một ngôi nhà tranh trên bờ sông.
Đọc thêm!