Thứ Tư, tháng 1 11, 2012

Một số súng ống trong chiến tranh VN

    Tết nhất đến nơi, công việc đã bận, tranh thủ xem chút tin tức thì càng thêm bực mình, rặt những chuyện gì đâu. Cháy xe như, tăng giá như… nhất là chuyện các quan chức lãnh đạo, lúc nào cũng như trên mây, ấm ấm ớ ớ, phát ra câu nào là thiên hạ được dịp đàm tiếu ầm cả lên. Với một dàn các quan anh, quan chị kém cỏi, lại không biết sĩ diện như thế, thì dân chúng Đại việt còn phải ngửa mặt lên trời mà kêu khổ dài dài. Mà cứ thế rồi ắt sinh sự. Ví như vụ dân bắn lại chính quyền ở Phòng. Chuyện này báo chí bắt đầu bới ra, không biết có đi đến đâu không, thử chờ xem sao.

Cơ mà thôi, trong cái đất trời xìu xìu này, không thèm bàn chính sự, biên ra mấy chuyện súng ống đùng đoàng, cho nó máu lên tý.



“Hàng hiếm” nhặt từ Corbis

     Nói về súng ống, thì xứ Đại việt ta thuộc hàng phong phú nhất thế giới. Mấy chục năm binh đao liên miên, đánh nhau với những tay sừng sỏ hàng đầu. Theo chân các đạo quân, vũ khí đủ loại từ tứ xứ đổ về. Mới sơ sơ lướt qua kho ảnh Corbis đã nhặt ra được mấy em thuộc loại “hàng hiếm” của bảo tàng. 

    Trên ảnh, ngày 10/10/67, lính sư đoàn 21 đang bắn vào một chiếc xuồng ở vùng kênh rạch Nam bộ. Tay lính này dùng súng tiểu liên 9mm Owen. 

    Tiểu liên Owen vốn là biểu tượng của lính Australia trong thế chiến 2. Khi tới VN, đội quân chuột túi cũng mang theo nhiều súng này. Ảnh này rõ hơn. 

     Điểm dễ nhận của tiểu liên Owen là hộp tiếp đạn ngược lên trên. 

    Còn ảnh dưới là cố vấn Mỹ đang huấn luyện lính Thượng năm 1965. Đám lính này cầm súng tiểu liên 9mm Madsen, loại súng phổ biến của Đan mạch. Không biết loại súng đặc trưng của xứ sở cổ tích vào VN theo đường nào.



   Ảnh dưới (chụp ngày 12/10/67) là súng XM 177E2 của lính sư đoàn kỵ binh số 1 Mỹ. 


     Đây là phiên bản thử nghiệm của súng CAR-15 được trang bị chính thức sau này. Loại súng này dịp đại lễ nghìn năm Thăng long xuất hiện trong đoàn duyệt binh của QĐNDVN làm dư luận xôn xao. 


    Nhiều người cho rằng đó là súng nhập khẩu. Nhưng sau chiến tranh em nó còn khá nhiều, tân trang lại vẫn xài tốt, cần gì mua mới cho tốn “xiền”. 

(còn tiếp)

Không có nhận xét nào: