Thứ Hai, tháng 1 16, 2012

Một số súng ống trong chiến tranh VN (2) 

Tiểu liên Tulle

     Hình chụp lính Pháp tại Sài gòn ngày 28/3/1955. Người lính nấp sau gốc cây dùng súng tiểu liên 9 mm MAT-49 Tulle.


     Tiểu liên MAT-49 trang bị cho lính dù nên cấu tạo rất gọn: báng rút, băng đạn có thể gập về trước.


     Loại này sử dụng nhiều ở giai đoạn sau của chiến tranh đông dương (45-54)- trong quân đội Pháp cũng như quân Việt minh. Những phân đội QĐNDVN tiền trạm tiếp quản thủ đô Hà nội trang bị đồng loạt tiểu liên Tulle. 


     Chiến sĩ biệt động Hà Minh Trí ám sát hụt Ngô Đình Diệm ở Đà lạt năm 1957 dùng súng này (truyện: Những phát MAT-49 trên cao nguyên) 

     Thời kỳ đầu chống Mỹ (60-62), một lượng lớn tiểu liên Tulle được cải tiến dùng đạn tiểu liên 7,62 mm của Nga để đưa vào Miền nam. 

(Tài liệu của quân đội Sài gòn).

Tiểu liên M3

     Là tiểu liên của Mỹ, cỡ nòng 11,43 mm (.45 in). Loại này có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, được dùng nhiều trong Thế chiến 2 và chiến tranh Triều tiên. Thời kỳ chiến tranh VN cũng được sử dụng hạn chế.

    
     Người lính bên phải hình mang súng M3 (Sài gòn 10/5/1968)
    
     Tiểu liên M3 cải tiến là M3A1 có cấu tạo đơn giản hơn nữa (bỏ tay quay lên đạn). Có loại M3 lắp ống giảm thanh.


     Tiểu liên M3 có thể gắn một thiết bị đặc biệt ở đầu nòng, là cái máng cong. Nhờ nó mà có thể dùng súng bắn vòng qua góc khuất. Sáng kiến này được đánh giá là khá ngộ nghĩnh, tuy thế cũng có một vài kiểu súng khác học theo.


Tiểu liên Thompson

    Tiểu liên Thompson 11,43 mm của Mỹ có lịch sử ly kỳ và có nhiều phiên bản khác nhau (có thể coi trên Net). Trong chiến tranh VN nó được sử dụng nhiều ở thời kỳ chống Pháp và thời kỳ đầu chống Mỹ. Cả hai phía đều dùng.


     Trên ảnh là một lính biệt kích người Việt mang súng Thompson đời đầu M1928 với hộp đạn hình trống.


    Ảnh này là chiến sỹ du kích Miền nam mang súng Thompson cải tiến M1A1 (ngày 30/10/1964).

   Tiểu liên Thompson là loại súng khá phức tạp, thuộc loại "công nghệ cao" thời đó. Tuy nhiên, từ những năm 46-47, quân giới Nam bộ - cụ thể là Chi đội 7 Bình xuyên - đã chế tạo được một số khẩu kiểu này khá chất lượng. 


     Trên ảnh là cảnh trưng bày một số vũ khí tự chế của các anh Hai Nam bộ. Khẩu đầu tiên và thứ bảy từ trái sang, là súng Thompson hàng nhái. 

Không có nhận xét nào: